Cách bảo bệ trẻ khỏi những căn bệnh hô hấp thường gặp
Hiện dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nới lỏng xã hội và bắt đầu cho trẻ em đi học trở lại. Đi học lại vào mùa dịch bệnh, các bậc phụ huynh không chỉ lo sợ vấn đề “covid” mà con mình có thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ vì đây là thời điểm chuyển mùa nên dễ xảy ra các bệnh khác đối với trẻ. Các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bé yêu tốt nhất nhé.
Một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
Bệnh cảm cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (thường hay gặp như cúm A, cúm B), chúng lây truyền qua đường hô hấp và rất dễ bùng phát thành dịch. Cúm là bệnh hô hâp thường gặp ở trẻ nhỏ do có thể lây từ người này sang người khác qua dịch tiết bắn ra từ cơ quan hô hấp qua các hoạt động như ho, hắt hơi, nói chuyện…. Cũng có thể do hít phải giọt tiết (nước bọt, nước mũi) của người mang bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài môi trường, hay gián tiếp đụng chạm vào các bề mặt (bàn, đồ chơi…) sau đó trẻ đưa tay lên mũi, miệng, mắt của mình.
Trẻ mắc cúm nếu học tại trường lớp các hoạt động sinh hoạt chung. Nói chuyện có thể làm lây lan virus cúm và dễ bùng phát thành đại dịch.
Phụ huynh thường hay nhầm lẫn cúm và bệnh cảm lạnh. Vì hai bệnh này có các biểu hiện ban đầu tương tự nhau như ho, hắt hơi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên khi bị cúm các triệu chứng thường xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm. Trẻ thường có biểu hiện: hắt hơi, chảy nước mắt, nóng sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa. Hoặc đau họng, ho, nhức đầu, người mệt mỏi,… các triệu chứng của cúm thường nặng hơn so với cảm lạnh.
Bệnh về viêm mũi họng
Viêm mũi họng cũng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa trẻ tuổi mầm non, tiểu học. Các bệnh thường hay gặp như viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, …
Các bệnh này thường ít lây từ trẻ qua trẻ khác thông qua các hoạt động như nói chuyện. Tuy nhiên có thể lây qua sử dụng chung các đồ dùng như ca uống nước, bình đựng nước, dùng chung khăn mặt. Vì các virus, vi khuẩn từ người nhiễm bệnh có thể lưu trú ở các đồ dùng này và xâm nhập miệng bé và gây bệnh.
Bệnh thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc,… Các tác nhân này khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp (mũi, họng) và gây bệnh. Thời điểm giao mùa chính là thời điểm thích hợp để virus, vi khuẩn phát triển. Những trẻ có cơ địa dị ứng sẽ dễ mắc bệnh.
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em chủ yếu xảy ra do nhiễm virus, vi khuẩn và hít phải khí độc, bụi bẩn bên ngoài môi trường. Khoảng 70-80% là do virus gây bệnh, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh thường do biến chứng viêm đường hô hấp trên. Như cảm lạnh, ho sổ mũi, cúm hay viêm xoang lâu ngày không điều trị.
Khi bị viêm phế quản trẻ có các biểu hiện như ho nhiều, thở mệt. Do đường thở bị viêm và tiết dịch. Ho có thể kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, ho nhiều, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục. Hoặc có màu vàng hay xanh, sốt, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.
Bệnh viêm phổi
Nguyên nhân khiến bệnh viêm phổi dễ tái phát ở trẻ em là do viêm, nhiễm trùng đường hô hấp lâu ngày không được điều trị dứt điểm. Khiến niêm mạc tại phế nang, phế quản tăng sinh, phì đại và xơ hóa. Kéo theo sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang bị suy giảm. Các virus, vi khuẩn bên ngoài dễ tấn công vào cơ quan hô hấp của trẻ và gây bệnh.
Biểu hiện bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể như ho, sốt; thở nhanh (Nhịp thở trên 60 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng-1 tuổi. Nhịp thở trên 40 lần/phút – đối với trẻ trên 1 tuổi) trẻ thở gắng sức và thường bị đau ngực trong lúc ho.
Bạch hầu
Bạch hầu: là một trong những bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Nhiều triệu chứng sẽ xuất hiện trong 2 – 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ban đầu trẻ sẽ bị đau họng, ho và sốt kèm ớn lạnh. Các triệu chứng sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng. Chính vì triệu chứng không đặc trưng nên cha mẹ dễ nhầm tưởng trẻ chỉ đơn giản đang bị cảm lạnh. Chứ không phải đang phơi nhiễm với vi khuẩn bạch hầu.
Khi bệnh trở nặng, bên trong cổ họng và amidan bệnh nhi xuất hiện các lớp màng dày màu trắng xám. Mọc thành từng mảng lớn, khiến trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp và ho khan. Nếu bệnh nhi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, …
Bệnh hen suyễn
Thời điểm trẻ em quay trở lại trường học cũng là thời điểm mùa virus vào cao điểm. Điều này đặc biệt nếu trẻ hen suyễn, thì bệnh có thể càng trầm trọng khi gặp thời điểm chuyển mùa. Theo các chuyên gia, thời điểm chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông. Là thời điểm tồi tệ nhất đối với trẻ em mắc bệnh hen suyễn. Do trẻ phải tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp. Bệnh hen suyễn thường bùng phát vào cuối tháng 8 và tháng 9 vì hai nguyên nhân chính:
- Nhiễm virus có tỷ lệ cao trong cộng đồng, đặc biệt trong vào mùa thu và mùa đông.
- Trẻ em trở lại trường học và ở trong khu vực gần với các học sinh khác bị nhiễm vi-rút.
Trong suốt sự thay đổi của các mùa, trẻ hen suyễn có thể bị các dị ứng khác nhau. Tùy thuộc vào thụ phấn và nở hoa của các loại hoa và cỏ khác nhau. Phản ứng dị ứng hoặc kết hợp với các yếu tố môi trường khác. Như virus, ô nhiễm trong nhà và ngoài trời…đều có thể khởi phát cơn hen suyễn.
Cách bảo vệ đường hô hấp của con khi đến trường
Ngoài việc thực hiện các biện pháp vệ sinh sạch sẽ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Phụ huynh cần trang bị một số vật dụng cần thiết trong hành trang phòng dịch theo chân trẻ đến trường như:
- Nước muối sinh lý NaCl 0.9% (loại nhỏ mắt, rửa vết thương hoặc súc miệng).
- Dung dịch nước rửa tay khô, sát khuẩn (nếu nhà trường có trang bị nước rửa tay, xà phòng rửa tay và nước sạch thì bé có thể không cần mang theo).
- Khăn giấy để che miệng khi ho.
- Bình đựng nước riêng tránh việc dùng chung cốc uống nước tại lớp học.
- Khẩu trang: vật dụng không thể thiếu trong mùa dịch, nên sử dụng loại có chất liệu mềm, dễ thở.
- Giữ liên hệ với nhà trường để theo dõi tình hình sức khỏe của bé tại lớp học nếu con có biểu hiện không khỏe cần theo dõi và cho bé đi thăm khám kịp thời.