Làm sao để phòng bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?

Làm sao để phòng bệnh mất ngủ ở người cao tuổi?

Người ta coi bệnh mất ngủ là khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ. Khi mất ngủ con người sẽ mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng, cao huyết áp, tim mạch và tiểu đường, suy giảm trí nhớ,… Mất ngủ có thể gặp ở mọi trường hợp, nhưng phổ biến hơn cả là ở người cao tuổi. Mất ngủ ở người già có thể do một số nguyên nhân khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân gây mất ngủ mà các bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả nhất.

Bệnh mất ngủ ở người già

Người cao tuổi mất ngủ thường là do giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn). Thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa… Bên cạnh đó, người già thường gặp các bệnh lý khác như sa sút trí tuệ; bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm… Đều làm giảm chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt ở người cao tuổi mất ngủ do suy giảm các chức năng của cơ thể, suy giảm hàm lượng hormon.

Bệnh mất ngủ ở người già

Đây là một nguyên nhân rất khó tránh khỏi, tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm. Trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm. Tế bào thần kinh trung ương phát triển từ lúc phôi thai đến khi 25 tuổi là hoàn chỉnh. Sau tuổi này mỗi ngày có 3.000 tế bào nơron thần kinh bị hủy hoại. Mà không tái tạo dẫn đến mất ngủ và sự suy giảm các chức năng khác. Cách chữa trị mất ngủ tốt nhất ở người cao tuổi là xóa bỏ. Hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ. Ưu tiên phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

Những nguyên nhân gây mất ngủ

Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi:

  • Bệnh tâm thần kinh như: trầm cảm; tâm thần phân liệt, hưng cảm, sa sút tâm thần…
  • Do stress
  • Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não: gặp trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ; cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh thận, mỡ máu cao…Hay gặp tình trạng rất dễ ngủ, thậm chí ngủ gật vào ban ngày, chập tối. Đặc biệt dễ ngủ gật khi xem sách bão, xem tivi nhưng lại hoàn toàn khó ngủ vào ban đêm
  • Do rối loạn nhịp sinh học và lịch thức ngủ: du lịch dài ngày. Do lệch múi giờ (vừa di chuyển từ nước này sang nước khác thường mất ngủ trong vòng 1, 2 tuần đầu). Do công việc phải làm đêm như làm ca, nghiên cứu, ôn thi vào ban đêm…
  • Mất ngủ do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như hội chứng chân không yên; viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản
  • Mất ngủ do sử dụng thuốc: Nghiện rượu sẽ làm cho giấc ngủ ngắn, thuốc tránh thai; thuốc giảm béo, thuốc giúp hưng phấn thần kinh, vitamminC, và thậm chí là cả thuốc ngủ nếu dùng nhiều sẽ gây cho cơ thể “quen thuốc”

Giải pháp phòng chống mất ngủ

Giải pháp phòng chống mất ngủ

  • Không dùng chất caffein sau 2 giờ chiều như trà, các phê, coca cola, chocolate.
  • Không ăn quá nhiều trước khi ngủ.
  • Không uống rượu vào buổi tối.
  • Không nên chợp giấc, trừ khi bạn tạo ra một thói quen như thế (vd: ngủ trưa)
  • Không nên hút thuốc lá gần giờ đi ngủ hoặc trong đêm.
  • Không dùng thuốc ngủ trừ khi có chỉ định của bác sỹ.
  • Không uống nước quá nhiều vào buổi tối.
  • Không nên vận động mạnh trước khi ngủ. Tập thể dục buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên tập thể dục nhiều vào buổi chiều tối.
  • Cố gắng tạo một thời khóa biểu tốt, đi ngủ và thức dậy điều độ đúng giờ.
  • Khi có việc căng thẳng, luyện tập những bước thư giãn nhằm thoải mái hơn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Ngâm chân vào nước nóng 5 phút trước khi ngủ, mát xa bàn chân.
  • Ăn các loại thức ăn có thể làm giảm chứng mất ngủ như chuối, hạt hướng dương hay hạt vừng rất giàu magie – chất khiến cơ bắp được thư giãn. Tăng magie trong cơ thể, bạn có thể tránh chứng co rút cơ bắp hay những cơn giật mình làm bạn tỉnh giấc.
  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc để sử dụng vitamin tổng hợp và vitamin nhóm B có thể hữu ích.

Hy vọng bài viết của youpuve.com sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin về phòng bệnh ở người cao tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.