Trẻ trộm tiền thì ba mẹ nên làm gì để tránh trường hợp này tái diễn?

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ trộm tiền?

Nhiều phụ huynh đã tỏ ra rất tức giận, thất vọng khi phát hiện con mình tự động lấy tiền trong ví không hỏi han, lấy thông tin thẻ tín dụng để chơi game online. Carole banks – huấn luyện viên của Empowering Father – một dịch vụ tư vấn và đào tạo nuôi dạy con cái, cho rằng những cảm xúc này có thể phá hoại mối quan hệ cha mẹ – con cái. Bọn trẻ trộm tiền không phải vì phương pháp nuôi dạy chúng sai lầm. Đây là vấn đề của đứa trẻ và cách thức chúng xử lí vấn đề không đúng mà thôi.

Khi phát hiện con ăn trộm tiền, cha mẹ thường tự trách mình và tự hỏi mình đã làm gì sai: “Tại sao con mình lại làm thế này, rõ ràng mình không dạy con như thế”. Theo các chuyên gia, thay vì kết thúc mọi việc theo hướng tiêu cực, thì cha mẹ nên hiểu đây là hành vi có thể thay đổi được. Dưới đây là những biện pháp giúp ba mẹ xử lí một cách thông minh nhất khi trẻ trộm tiền mà youpuve.com tổng hợp được, ba mẹ tham khảo để có cách xử lý tốt nhất nhé.

Tìm hiểu lý do vì sao trẻ trộm tiền

Tìm hiểu lý do vì sao trẻ trộm tiền

Nói về lý do trẻ trộm tiền, Jerome F. Brodlie, tiến sĩ tâm lý học trẻ em và vị thành niên tại Đại học Columbia, Mỹ cho biết, hành vi trộm cắp có thể do trẻ bị thiếu thốn về mặt kinh tế. Chẳng hạn khi đến trường, bạn bè xung quanh đều mua đồ ăn vặt trong khi trẻ thì không có tiền mua. Và trẻ lấy trộm tiền của bố mẹ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu.

Khi trẻ trộm tiền, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên do. Nếu như mức trợ cấp hàng tháng quá ít thì có thể tăng thêm cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cần giải thích và chỉ rõ cho trẻ biết ngay cả khi cần thì cũng không được lấy tiền của bố mẹ mà chưa được cho phép. Trong khi nói chuyện, bố mẹ cố gắng kìm chế cảm xúc. Đừng quát tháo hay đánh con để răn đe. Nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh sẽ giúp trẻ biết ăn năn, hối lỗi. Qua đó có thể tránh được những phản ứng tiêu cực không mong muốn.

Với những trẻ còn nhỏ ba mẹ hãy từ từ

Có một sự khác biệt lớn giữa trẻ em dưới 6 tuổi lấy thứ gì đó, so với trẻ lớn hơn ăn trộm. Thực sự, trẻ nhỏ chưa có nhận thức rõ được đúng sai về vấn đề này. Bộ não của trẻ chưa phát triển đủ để suy nghĩ về hành vi của bản thân và về người khác. Do đó, hãy dạy con bắt đầu từ việc lên tiếng đề nghị những gì chúng muốn có. Bạ mẹ cũng nên dạy cho chúng sự sẻ chia, thông cảm.

Khi thấy trẻ trộm tiền, dù chỉ là một khoản nhỏ để mua kẹo chẳng hạn. Bạn nên dạy con: “Con không nên làm như vậy mà không hỏi ý kiến mẹ”. Nếu bạn không muốn khiến con cảm thấy mình là người xấu thì đừng dán nhãn hành động đó là ăn trộm. Thay vào đó, hãy nói rõ rằng việc lấy thứ gì đó mà không hỏi là sai.

Với những trẻ từ 9 tuổi trở lên ba mẹ hãy nghiêm khắc thu hồi

Với những trẻ từ 9 tuổi trở lên ba mẹ hãy nghiêm khắc thu hồi

Nếu con từ 9 tuổi trở lên, lấy đồ của bạn hoặc người khác. Bạn nên xử lý vấn đề nghiêm túc hơn. Nhà trị liệu nổi tiếng James Lehman nhận định: “Cha mẹ cần hiểu rằng con bạn đang suy nghĩ sai lầm để giải quyết vấn đề của chúng. Có thể chúng muốn mua đồ chơi, đồ ăn nào đó mà không có tiền. Chúng lấy tiền của bạn mà không hỏi bởi suy nghĩ giản đơn rằng: Mẹ chắc không để ý đâu”.

Do đó, khi bắt gặp con lấy tiền, nên nghiêm khắc nói với con: “Chỉ vì con muốn thứ đó không có nghĩa là con không cần hỏi ý kiến mẹ”. Sau khi khiển trách nghiêm khắc, nên hỏi con: “Con nên làm gì lần sau?”, để trẻ ý thức hành vi.

Một điều quan trọng nữa là cha mẹ không được cho phép con mình giữ lại những gì chúng đã lấy, tức là chúng không bao giờ được hưởng lợi dưới bất kỳ hình thức nào từ việc lấy trộm của người khác. Trong trường hợp trẻ lấy đồ từ cửa hàng, nên nghiêm khắc yêu cầu trẻ mang món đồ đó trả lại cho cửa hàng. Thay vì phạt chúng bằng cách cấm chúng xem TV, Ipad, và vẫn cho chúng giữ món đồ đó. Điều quan trọng là để trẻ trực tiếp đối diện với vấn đề chúng gây ra và tìm cách xử lý nó thay vì trốn tránh. Sự thật là khi đứa trẻ không bị buộc phải có trách nhiệm. Chúng sẽ không bao giờ học hỏi được từ những sai lầm của bản thân.

Biện pháp xử lí khi trẻ vẫn tái diễn hành vi trộm cắp

Nếu con bạn không thể ngừng hành vi xấu. Bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến điều này lặp đi lặp lại. Quan trọng hơn thế, ngay cả khi lo lắng về tính cách của con. Thì cha mẹ cũng đừng để chúng nghĩ rằng bạn đánh giá chúng là một người tồi tệ. Thậm chí, bạn cần truyền đạt thông điệp ngược lại. Qua đó để trẻ hiểu rằng bản thân cần sửa đổi và làm điều đúng đắn. Bởi vì đó là điều những người tử tế luôn làm. Bạn có thể động viên trẻ bằng cách nói: “Bố/mẹ biết là khó. Thế nhưng bố/mẹ tin rằng con sẽ làm được”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.